Chức năng Tháp Tokyo

Đài quan sát đặc biệt tọa lạc thẳng bên dưới của thiết bị phát sóng truyền hình kỹ thuật số

Hai nguồn thu chủ yếu của Tháp Tokyo là thuê ăngten và du lịch. Tháp có chức năng của một cấu trúc hỗ trợ ăngten phát sóng phát thanh và truyền hình và là một địa điểm du lịch thu hút. Tính đến năm 2008, trên 150 triệu lượt người đến thăm tháp từ khi nó được khánh thành vào cuối năm 1958.[6] Số lượt thăm tháp giảm dần cho đến khi chạm đáy ở mức 2,3 triệu vào năm 2000.[16] Khu vực đầu tiên mà du khách phải đến khi muốn lên tháp là FootTown, một tòa nhà bốn tầng đặt ngay bên dưới tháp. Tại đây, du khách có thể dùng bữa, mua sắm, và thăm một số bảo tàng và nhà triển lãm. Có thể sử dụng thang máy khởi hành từ tầng một của FootTown để lên đài quan sát đầu tiên, là Đài quan sát chính có hai tầng.[17] Với mức giá vé khác, du khách có thể từ tầng hai của Đài quan sát chính lên Đài quan sát đặc biệt.[18]

Phát sóng

Có nhiều tổ chức sử dụng Tháp Tokyo cho các mục đích phát sóng khác nhau. Cấu trúc ban đầu có mục đích là phát sóng truyền hình, song các ăngten phát thành được lắp đặt vào năm 1961 do Tháp có thể chứa được.[6] Hiện nay, Tháp phát sóng truyền hình analog, truyền hình kỹ thuật số, phát thanh và phát thanh kỹ thuật số. Các đài sử dụng ăngten đặt tại tháp gồm có:[10]

  • NHK General TV Tokyo (JOAK-TV): VHF Channel 1 (Analog)
  • NHK Educational TV Tokyo (JOAB-TV): VHF Channel 2 (Analog)
  • NHK Radio FM Tokyo (JOAK-FM): 82.5-MHz
    • NHK Radio 1 AM Tokyo (JOAK-AM): 594-KHz
    • NHK Radio 2 AM Tokyo (JOAB-AM): 693-KHz
  • TV Asahi Tokyo (JOEX-TV): TV Asahi Analog Television/VHF Channel 10 (Analog)
  • Fuji Television Tokyo (JOCX-TV): Fuji Television Analog/VHF Channel 8 (Analog)
  • Tokyo Broadcasting System Television (JORX-TV): TBS Television/VHF Channel 6 (Analog)
  • Nippon Television Tokyo (JOAX-TV): VHF Channel 4 (Analog)
  • TV Tokyo (JOTX-TV): VHF Channel 12 (Analog)
  • J-WAVE (JOAV-FM): 81.3-MHz
  • Tokyo FM (JOAU-FM): 80.0-MHz
  • FM Interwave (JODW-FM): 76.1-MHz
  • The University of the Air TV (JOUD-TV): VHF Channel 16 (Analog)
  • The University of the Air-FM (JOUD-FM): 77.1-MHz
  • Tokyo Metropolitan Television (JOMX-TV): VHF Channel 14 (Analog)
  • Nikkei Radio Broadcasting Relay Antenna (JOZ-SW): 3.925-MHz

Khi Nhật Bản dừng phát sóng analog, Tháp Tokyo không còn là một ăngten phát sóng đáng tin đối với phát sóng kỹ thuật số do nó không đủ cao để truyền các sóng cao tần cần thiết đến các khu vực bị rừng và nhà cao tầng bao quanh. Một giải pháp là tháp mới cao 634-mét (2.080 ft) mang tên Tokyo Skytree được khánh thành vào năm 2012.[6] Để khiến Tháp Tokyo thu hút hơn với NHK và 5 hãng truyền thông thương mại khác có kế hoạch chuyển trạm phát sóng của họ sang tháp mới, Nihon Denpatō chính thức soạn thảo một kế hoạch kéo dài ăngten phát sóng kỹ thuật số của tháp với chi phí xấp xỉ 4 tỷ Yên (50 triệu USD).[19] Kế hoạch không được thực hiện, Tháp Tokyo dự kiến ngừng phát sóng phát thanh và truyền hình kỹ thuật số, ngoại trừ Đại học Mở Nhật Bản sẽ tiếp tục phát sóng từ tháp. Các đài phát thanh FM cũng sẽ tiếp tục sử dụng tháp để phát sóng tại khu vực Tokyo. Giám đốc kế hoạch Masahiro Kawada cũng đưa ra khả năng tháp trở thành một nơi dự phòng cho Tokyo Skytree, tùy thuộc vào nhu cầu của các hãng truyền hình.[6][20]

Đỉnh ăngten bị thiệt hại vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 do động đất Đông Bắc.[21] Ngày 19 tháng 7 năm 2012, chiều cao của Tháp Tokyo giảm còn 315 mét khi ăngten trên đỉnh được tu sửa.[2]

FootTown

Tòa nhà FootTown nằm dưới chân Tháp Tokyo

Nằm tại chân của Tháp Tokyo là một tòa nhà bốn tầng mang tên FootTown. Tầng một gồm Nhà triển lãm Thủy cung, một sảnh lễ tân, một "Tower Restaurant" có sức chứa 400 người, một cửa hàng tiện lợi FamilyMart và một cửa hàng lưu niệm.[22][23] Tuy nhiên sự thu hút chính của tầng này là ba thang máy đưa du khách thẳng lên Đài quan sát chính.[17] Tầng hai chủ yếu là một khu vực thực phẩm và mua sắm. Ngoài 5 nhà hàng độc lập, trung tâm thực phẩm của tầng hai có 4 nhà hàng, trong đó có một của McDonald's và một của Pizza-La.[24][25]

Một đền thờ Thần đạo tọa lạc tại tầng thứ hai của Đài quan sát chính.

Tại tầng thứ ba của tòa nhà có Bảo tàng kỷ lục thế giới Guinness Tokyo, với các mô tả về các kỷ lục đáng chú ý được Sách Guinness xác nhận.[26] Bảo tàng Sáp Tháp Tokyo khai trương vào năm 1970, tại đây trưng bày tượng sáp nhập từ Luân Đôn.[27] Các nhân vật có tượng sáp được trưng bày đa dạng từ các biểu tượng văn hóa đại chúng như The Beatles đến các nhân vật tôn giáo như Giê-su. Một nhà triển lãm ảnh toàn ký mang tên Gallery DeLux, một phòng khách và vài cửa hàng đặc sản cũng nằm tại tầng này.[28] Nhà triển lãm nghệ thuật ảo giác của Tháp Tokyo nằm tại tầng bốn và tầng thượng của tòa nhà, nó trưng bày các ảo ảnh như các họa phẩm và vật thể mà du khách có thể tác động tương hỗ.[29]

Nóc của FootTown là một công viên giải trí nhỏ gồm một vài trò chơi và tổ chức biểu diễn trực tiếp cho trẻ em.[30] Vào dịp cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ, các du khách có thể sử dụng tầng mái để lên cầu thang ngoài của tháp. Với khoảng 660 bậc, thang dẫn trực tiếp lên Đài quan sát chính.[31]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tháp Tokyo http://www.animenewsnetwork.com/crashing-japan/one... http://news.asiaone.com/News/AsiaOne+News/Asia/Sto... http://www.colliers.com/Content/Attachments/Japan/... http://www.emporis.com/en/wm/bu/?id=105115 http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM... http://www.jiji.com/jc/c?g=soc_30&k=2011031100836 http://www.nytimes.com/2008/12/30/world/asia/30iht... http://www.realestate-tokyo.com/news/tokyo-tower/ http://www.skyscraperpage.com/cities/?buildingID=1... http://en.structurae.de/structures/data/index.cfm?...